Xây dựng chiến lược marketing ở doanh nghiệp như thế nào cho tốt (Phần 1)

Xay Dung Chien Luoc Marketing O Doanh Nghiep Nhu The.jpg

[ad_1]

Marketing là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp nữa. Marketing là tổng thể các biện pháp, giải pháp trong suốt quá trình kinh doanh bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, tiến tới việc lập kế hoạch hoạt động và việc định giá cho sản phẩm, dịch vụ của mình, thiết lập các kênh phân phối và hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu đã phát hiện từ khâu nghiên cứu thị trường. Marketing là hoạt động hướng tới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tốt hơn.

Vậy làm sao có thể áp dụng được vào trong các doanh nghiệp để có thể có được hiệu quả tốt nhất ?

Thế giới đang phát triển và thay đổi từng giây một, vậy nên các chiến lược Marketing cũng cần phải có sự thay đổi để sao cho vừa phù hợp với doanh nghiệp vừa theo kịp với thế giới. Tuy nhiên dù có thay đổi như thế nào thì vẫn cần phải giữ nguyên những nguyên tắc cơ bản của Marketing.

1. Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là tất cả các biện pháp thương mại thống nhất và có thể điều chỉnh được mà doanh nghiệp cần thực thi nhằm đạt được những mục tiêu thị trường cụ thể về trung hạn có cét đến thực tế.

Hình thành chiến lược marketing có nghĩa là xây dựng kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị. Đây là một yêu cầu cực kỳ cần thiết để các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm dịch vụ của mình tiến vào thị trường và đi đến với khách hàng, và cũng có thể tăng thêm tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Lên một chiến lược Marketing cho doanh nghiệp không phải là một việc dễ dàng

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn

Quản lý tập trung – tiện lợi – hiệu quả chỉ với 8k/ngày

2. Ma trận SWOT trong Marketing

2.1 Ma trận SWOT là gì?

Để có một chiến lược marketing sao cho hiệu qảu nhất thì bạn cần phải hiểu được ma trận SWOT. SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó các doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược cũng như định vị lại hướng đi của doanh nghiệp. SWOT là viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (rủi ro). Trên thực tế việc vận dụng ma trận SWOT vào các chiến lược xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm,… đang ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn.

Ma trận SWOT

2.2 Phân tích và áp dụng ma trận SWOT vào trong doanh nghiệp

Để xây dựng được mô hình ma trận SWOT vào trong doanh nghiệp cần trải qua 4 bước với 4 từ khóa chính của SWOT

Bước 1: Phân tích điểm mạnh của doanh nghiệp (Strengths)

Bạn cần phải hiểu được doanh nghiệp của mình có những thế mạnh nào, điều nào của doanh nghiệp được khách hàng yêu thích nhất, daonh nghiệp của bạn làm tốt hơn những doanh nghiệp khác ở điểm nào,… từ đó có những chiến lược để phát huy hết những điểm mạnh của mình. Ngoài ra điểm mạnh của doanh nghiệp còn được SWOT chỉ ra ở những điểm sau đây:

– Những việc mà doanh nghiệp của bạn đang làm rất tốt

– Những tố chất khiến bjan nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh

– Nguồn lực nội bộ như: kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và mindest của đội ngũ

– Tài sản hữu hình như các loại máy móc thiết bị tiên tiến

– Tài sản vô hình như kỹ năng độc quyền, bằng phát minh, sáng chế,…

Bước 2: Phân tích điểm yếu của doanh nghiệp (Weakness)

Ngoài những điểm mạnh ra thì doanh nghiệp vẫn còn tồn tại rất nhiều những điểm yếu cần được khắc phục, do đó việc tìm ra được những điểm yếu của doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Bạn cần phải có cái nhìn tổng quan, chi tiết và khách quan khi nhìn vào những điểm yếu của doanh nghiệp:

– Những khía cạnh chuyên môn mà doanh nghiệp của bạn làm chưa tốt

– Những việc mà đối thủ của bạn làm tốt hơn bạn

– Những nguồn lực bị giới hjan so với đối thủ

– Nững điểm cần cải thiện trong nội bộ

– Những điểm cần cải thiện của đội ngũ nhân viên

– Những điều khoản hợp đồng mua bán chưa rõ ràng

Hãy thẳng thắn khi nhìn vào những điểm yếu ở doanh nghiệp của mình vì chỉ như thế bạn mới có thể đưa ra những cách khắc phục hiệu quả đối với doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Marketing 0 đồng cho doanh nghiệp nhỏ – Tại sao không?

Bước 3: Tìm kiếm các cơ hội của doanh nghiệp (Opportunity)

Khi đã tìm được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp rồi thì việc tiếp theo bạn cần là tìm kiếm những cơ hội mới dành cho doanh nghiệp của mình. Nhìn vào những điểm mạnh của doanh nghiệp và phân tích xem những điểm mạnh này có thể có thêm những cơ hội nào không. Ngoài ra, xem xét những điểm yếu và tự hỏi khi khắc phục được những điều này thì sẽ có thêm những cơ hội mới nào nữa sẽ đén với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tận dụng thêm những cơ hội mới đến từ:

– Thị trường chưa ai phục vụ sản phẩm hay dịch vụ cụ thể

– Ít đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực

– Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đã biết được

– Phương tiện truyền thông báo chí vững chắc của doanh nghiệp

– Xu hướng trong công nghệ và thị trường

-Thay đổi trong chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực bạn đang kinh doanh

-Thay đổi về dân số xã hội, lối sống

– Xu hướng mới của khách hàng.

Bước 4: Những rủi ro sẽ gặp phải (Threats)

Rủi ro có thể đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau từ khách quan đến chủ quan, có những rủi ro mà bạn sẽ không thể nào biết trước được như sự thay đổi thị trường, rủi ro đến từ các yếu tố bên ngoài như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, hay như đợt bùng dịch Covid-19 vừa rồi là những rủi ro mà doanh nghiệp không thể nào lường trước được. Những rủi ro mà doanh nghiệp thường gặp phải được ma trận SWOT đưa ra như:

– Đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi

– Những thay đổi bất ngờ trong môi trường pháp lý

– Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không nắm bắt

-Thông tin báo chí/Truyền thông tiêu cực

– Khách hàng thay đổi thái độ, cái nhìn về thương hiệu doanh nghiệp.

Kết hợp lại 4 bước của ma trận SWOT

Trên đây là những phân tích và ứng dụng của ma trận SWOT đối với doanh nghiệp. Đây là một quá trình rất quan trọng trong các bước xây dựng chiến lược Marketing mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt thật kỹ để có một chiến lược marketing tốt nhất.

[ad_2]

Nguồn: nhanh.vn  | Bài viết: Xây dựng chiến lược marketing ở doanh nghiệp như thế nào cho tốt (Phần 1)

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version