Xây dựng chiến lược marketing ở doanh nghiệp như thế nào cho tốt (Phần 2)

1619671808 600 Xay Dung Chien Luoc Marketing O Doanh Nghiep Nhu The.jpg

[ad_1]

Ở bài viết trước chúng ta đã đi tìm hiểu về ma trận SWOT trong việc xây dựng chiến lược marketing, và tiếp theo trong việc xây dựng chiến lược marketing ta cần tìm hiểu về marketing mix (marketing tổng hợp) trong việc xây dựng chiến lược marketing 

Xem phần 1

1. Marketing Mix là gì?

Thật khó có thể định nghĩa được như thế nào là marketing vậy nên người ta chỉ có thể hiểu nôm na rằng marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành marketing 7Ps, 8Ps hay thậm chí nhiều hơn theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại và để phù hợp với từng doanh nghiệp.

Marketing mix 4P với các chỉ tiêu khác nhau

Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Nhanh.vn

Quản lý tập trung – tiện lợi – hiệu quả chỉ với 8k/ngày

2. Xây dựng chiến lược marketing mix

2.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)

Sản phẩm là những hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đưa vào thị trường mục tiêu với mong muốn đạt được sự chấp nhận, sự tiêu dùng hay sữ thỏa mãn một ước muốn hay một nhu cầu từ khách hàng mục tiêu.

Chiến lược về sản phẩm là nền tảng của chiến lược marketing hỗ hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mkoji sản phẩm đang có của doanh nghiệp.

Vế đề cần quan tâm khi xem xét chiến lược về sản phẩm đó là quản lý chất lượng tổng hợp, quản lý nguồn cung sản phẩm và nghiên cứu thị trường của khách hàng và trả lời những câu hỏi như:

– Khách hàng muốn gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp?

– Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?

– Họ sẽ sử dụng chúng ở đâu?

– Tính năng gì trong sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ?

– Có tính năng độc đáo nào mà bạn vô tình bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm?

– Bạn có vô tình tạo ra những tính năng thừa thãi, không cần thiết đối với khách hàng sử dụng sản phẩm?

– Tên của sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? Liệu cái tên ấy có “bắt tai” không?

– Kiểu dáng mà bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ của mình là gì (kích cỡ, màu sắc,…)?

– Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?

Hình thù cuối cùng cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào?

Lên các ý tưởng về sản phẩm của bạn là bước quan trọng nhất

2.2 Chiến lược về giá (Price)

Giá cả là một yếu tố cơ bản, là những gì mang lại doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chiến lược giá cả luôn được xoay quanh ba yếu tố then chốt là:

– Chiến lược định giá dựa vào chi phí sản xuất: Thông thường một số nhà sản xuất xác định kỹ các khoản chi phí từ sản xuất đến thiết kế bao bì, vận chuyển… để định giá bán sao cho có lãi là được. Mức lãi sẽ có tỷ lệ thường từ 15 – 20% tổng giá trị sản phẩm. 

– Chiến lược định giá thấp: phù hợp với các sản phẩm hướng tới phân khúc khách hàng bình dân, dễ nhạy cảm với biến động của giá. Chiến lược giá này giúp tạo sự trung thành với khách hàng.

– Chiến lược giá hớt váng: Cách định giá này trong chiến lược 4P Marketing phù hợp với các sản phẩm phân khúc cao. Có thể lấy ví dụ về điện thoại của Apple có giá rất cao trong khoảng thời gian đầu phát hành sản phẩm nhưng sau đó thì mức giá trở về ổn định và chỉ bằng ⅓ so với giá ban đầu. Các khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá này chủ yếu là những người đam mê thương hiệu, muốn khẳng định giá trị bản thân thông qua sở hữu những thương hiệu toàn cầu. 

2.3 Chiến lược phân phối (Place)

Phân phối trong marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng cuối cùng và được thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau.

Nội dung cơ bản của chiến lược phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.

Để làm tốt ở chiến lược phân phối này thì bạn cần có một hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp của mình đang hướng tới để có thể thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hóa mới của doanh nghiệp. Và việc thiết kế và xây dựng chiến lược phân phối của doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:

– Phù hợp với tính chất của sản phẩm

– Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm một cách dễ dàng

– Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh

– Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian.

Xem thêm: Marketing 0 đồng cho doanh nghiệp nhỏ – Tại sao không?

2.4 Chiến lược xúc tiến sản phẩm (Promotion)

Xúc tiến sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng của marketing mix. Chiến lược xúc tiến sản phẩm tốt sẽ đóng góp quan trọng cho sự thành công của chiến lược marketing. Tất cả các hoạt động: phân khúc thị trường, thúc đẩy tiêu thụ,… đều cần đến những hoạt động xúc tiến sản phẩm.

Cần có một chiến lược xúc tiến sản phẩm như khuyến mãi, bán hàng cá nhân, hay marketing trực tiếp có hiệu quả cao hơn và thông qua các chiến lược này nhà marketing của doanh nghiệ[ sẽ dễ dàng hơn trong xây dựng mối quan hệ mua bán.

– Khuyến mãi bán hàng: Là dạng kích thích tiêu dùng, thường là ngắn hạn. Hiện nay, các công cụ khuyến mãi rất đa dạng, tùy theo đối tượng mục tiêu khuyến mãi, các doanh nghiệp lựa chọn các công cụ khác nhau. Một số công cụ thường hay được dùng đó là: sử dụng quà tặng, chiết khấu, bốc thăm trúng thưởng,…

– Bán hàng cá nhân: Là dạng quảng bá, thuyết phục khách hàng thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng của công ty và khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó thì đội ngũ bán hàng cũng có thể thuyế phục và giải quyết thắc mắc của khách hàng. Từ đó có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng.

– Marketring trực tiếp: là hình thức sử dung điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khách hàng khác để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng. Hình thức này được sử dụng rất phổ biến vì nó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cả khách hàng.

Chiến lược xúc tiến sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau

Vậy là Nhanh,vn đã chia sẻ cho bạn các bước xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả trên nền tảng ma trận SWOT và Marketing Mix. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc và sẽ bạn đọc thêm những kinh nghiệm mới để có thể xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm của mình.

[ad_2]

Nguồn: nhanh.vn  | Bài viết: Xây dựng chiến lược marketing ở doanh nghiệp như thế nào cho tốt (Phần 2)

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version