XÂY DỰNG NỀN TẢNG MARKETING ĐA KÊNH

XÂY DỰNG NỀN TẢNG MARKETING ĐA KÊNH

Trong quá trình làm việc với khách hàng, mình nhận ra vấn đề rằng rất nhiều người có xu hướng đầu tư chỉ 1 hoặc 2 kênh marketing – bán hàng phổ biến. Ngoài những kênh đã triển khai thì hầu như không biết còn những kênh marketing nào tiềm năng, hoặc đã biết nhưng còn mơ hồ với việc bắt đầu xây dựng đa kênh như thế nào.
Hi vọng bài chia sẻ này giúp những ai còn mơ hồ khi kinh doanh trên môi trường Internet nắm được thông tin cơ bản về đa kênh marketing, có phương hướng, lộ trình phát triển hợp lý cho riêng mình. 2020 đã bước vào tháng cuối cùng, chuẩn bị cho hành trình 2021 là vừa rồi cả nhà ạ, tham khảo kênh nào còn yếu thì bổ sung sớm nhé.
VÌ SAO PHẢI LÀM MARKETING ĐA KÊNH?
· Phủ tiếp cận
· Tăng điểm chạm
· Thăm dò, đo lường, bắt trend, đa dạng hóa hình ảnh sản phẩm/thương hiệu
· Giảm phụ thuộc (không bỏ trứng vào 1 giỏ)
· Và quan trọng, ở đâu có khách hàng mà bạn không xuất hiện thì đối thủ sẽ thay bạn làm điều đó..
15365488034811 Banhangdakenh

1. WEBSITE

Khi nói về lộ trình build đa kênh, mình muốn nhắc về website như là trung tâm xây dựng các nền tảng khác
· Có thể sở hữu (nhiều hơn các kênh khác)
· Lợi ích lâu dài & bền vững
· Là phễu thu thập & hứng data khách hàng
· Là “nền móng” – là “ngôi nhà” – là “văn phòng thứ hai” trên môi trường internet giúp phát triển những kênh marketing khác
· Với mỗi chiến dịch marketing, bạn nên thu thập & lưu trữ được thông tin KH để remarketing sau đó:
+ Hình thức để lưu trữ: lưu cookies truy cập site, allow push, popup nhập thông tin, popup về botchat, đối tượng tương tác với post trên page (tệp Custom audience),…
+ Hình thức để remarketing: Adwords, Facebook Ads, Push notification, SMS, Telesales,…
>>> và dù có làm gì thì TẤT CẢ những kênh trên đều nên kéo về 1 nơi, chính là website. Website hãy làm cho nó thật đẹp, thật chuyên nghiệp và có nhiều giá trị ở đó.
(đừng quên tích hợp các công cụ CRM trên website tiện cho việc quản lý)
Những kênh tạo phễu CSKH và CHO GIÁ TRỊ như trên bổ trợ cho nhau, nó là một vòng tròn liên quan, giữa các kênh như PROFILE, GROUP, FANPAGE, EMAIL, SMS, WEBSITE, YOUTUBE,… thì nó đều có thể hỗ trợ tăng user cho nhau.
Tuy nhiên mình không khuyến khích bạn phát triển website đầu tiên. Hoàn toàn có thể bắt đầu từ những kênh phổ biến, tạo chuyển đổi và ra tiền nhanh nhưng song song đó #hãy xây dựng website cho thương hiệu của mình càng sớm càng tốt.
Xây dựng website như thế nào?
1. Nếu có thời gian & nguồn lực: tự học – làm
· Học thiết kế website
· Học khóa SEO ngắn hạn
· Cày cuốc, tối ưu
2. Nếu bạn có chi phí: outsource
· Thuê thiết kế website trọn gói A-Z
· Thuê gói chăm sóc website toàn diện
· Thuê dịch vụ SEO, đặt Guestpost..

2. FACEBOOK

Facebook là kênh marketing – bán hàng phổ biến hầu như ai cũng đã tham gia và gặt hái được thành quả nhất định, vì vậy mình sẽ không đi sâu mà chỉ sơ lược vài lưu ý có thể giúp những bạn newbie đạt kết quả tốt hơn, những kiến thức chuyên sâu có thể tìm kiếm cụ thể ở Google.
· Facebook Page: Nếu tự mò mẫm mãi mà vẫn tiền mất tật mang thì nên đi học 1 khóa về Facebook Ads cơ bản để nắm được công cụ & tư duy quảng cáo, tự tin lên camp.
· Tận dụng kéo traffic về website.
· Tận dụng những kênh 0 đồng hiệu quả khủng: Profile – Group, tư duy với 2 kênh này như sau:
· Spam tinh tế: Đừng cố gắng xây 100 nick hay 1000 nick bán hàng bởi bạn đánh đổi cả thanh xuân cùng chi phí , nguồn lực cũng chỉ để đi mở nick mà thôi. Cố gắng xây dựng ~5 nick có thương hiệu, có nhận diện đúng tệp là đủ.
· Spam nội dung theo cách trao giá trị đến người dùng, đừng spam bài viết bán hàng bởi nó chỉ khiến bạn mất đi người theo dõi.
· KẾT: với kênh 0 đồng, chi phí bạn bỏ ra có thể thấp, gần như chỉ tốn thời gian và trí não nhưng phải vô cùng khéo léo để nắm bắt được tâm lý khách hàng.

3. GOOGLE

Google Ads – tương tự Facebook Ads
Nên dàn trải chi phí và nguồn lực cho những kênh Ads khác nhau, tránh trường hợp như thời gian qua khiến ai chỉ biết chạy Facebook Ads điêu đứng..

4. ZALO

4.1. Zalo Profile
4.2. Zalo Group
>>> 2 kênh trên có thể tư duy tương tự Facebook profile & Facebook Group, tuy nhiên nền tảng Zalo có hành vi người dùng cũng như tính năng khác biệt so với Facebook, vì vậy cố gắng tìm hiểu, thực chiến & đúc kết kinh nghiệm riêng.
4.3. Zalo OA: Quảng cáo Zalo Ads

5. SÀN TMĐT

Với những sản phẩm vật lý, 2021 mà không đưa sản phẩm lên sàn là sự thua thiệt đáng kể so với những người đã đi trước. Theo thống kê Shopee đã có hơn 80triệu lượt người ghé thăm dịp 11/11/2020.
Kênh Shopee mình không có nhiều cơ hội thực chiến, nhưng đã đồng hành cùng khách hàng qua vài chiến dịch nên có những lưu ý cho những ai mới bắt đầu như sau:
· Tối ưu content (nội dung giới thiệu, hình ảnh, bộ nhận diện)
· Tối ưu gian hàng
· Kéo traffic: nội sàn, ngoại sàn, trả phí, miễn phí,..
· Shopee Ads
· Tham gia group seeding chéo
· ChatBot
· Tham gia Event Sale
Một số kênh tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ có thế mạnh cụ thể:

6. INSTAGRAM: LÀ KÊNH TIỀM NĂNG CHO NHỮNG SẢN PHẨM CÓ THẾ MẠNH VỀ MẶT HÌNH ẢNH

– Instagram Ads: phù hợp với sản phẩm dành cho GenZ

7. YOUTUBE

8. TIKTOK

>>> ở đâu có sự nhộn nhịp, ở đó có khách hàng và 2 nền tảng giải trí bằng video hàng đầu hiện nay không ngoại lệ. Để bắt đầu trên nền tảng Youtube & TikTok yêu cầu nhà marketing phải có kỹ năng & kiến thức nhất định về quay dựng. Mình đánh giá video là kỹ năng khó, quay được thì dễ nhưng quay được nhiều view phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhưng nếu sản phẩm của bạn phù hợp thì hoàn toàn có thể cân đối nguồn lực và thử nghiệm.

TẠM KẾT

Ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn sẽ có những kênh marketing nổi bật, hiệu quả hoặc “bão bùng” khác nhau. Phân chia thời gian, nguồn lực và chi phí trải dài vừa là cơ hội tiếp cận kênh quảng cáo bán hàng mới, cũng vừa là thử thách cho việc cân bằng đa kênh. Hi vọng bài viết giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về đa kênh marketing.
5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version