Hiểu khách Giúp khách Có khách

Sau bài viết về Inbound Marketing thì đó có thể coi là một “định hướng phát triển” cho người mới bắt đầu làm kinh doanh với số vốn bé và giảm thiểu chi phí marketing xuống thấp nhất… Nhưng có một vấn đề nảy sinh ra là, không phải ai cũng có kiến thức hoặc kỹ năng (dùng pts chẳng hạn) để làm inbound marketing. Vậy với chúng ta thì kiến thức nào là quan trọng đầu tiên??? Đó chính là thấu hiểu khách hàng.
(các bài viết hiện tại có vẻ hơi lý thuyết, càng lúc càng ít tương tác , mọi người #cmt cho mình vài cái để Minh có động lực xen kẽ các bài Case study thực tế nha mọi người)
Giới thiệu thêm: Do nhiều bạn hình như đang hiểu hơi sai ý của mình nên mình nói thêm, inbound marketing này còn tùy thuộc vào ngành nghề, sản phẩm kinh doanh và quy mô công ty. Nên bạn nào cảm thấy phù hợp thì mình làm chứ cũng không nhất thiết ai cũng nên áp dụng. Riêng cty Minh – ATPSoftware đã ứng dụng nó liên tục trong 5 năm nay, ngoài ra các đơn vị lớn như Ladipage của anh Bình hay Haravan , A1 Digihub cũng đã và đang làm rất tốt ở mảng này…

Không hiểu khách… giúp bạn sớm dẹp tiệm như nào…

Thực sự thì tất cả người làm kinh doanh (hầu hết những người mà Minh từng tiếp xúc) khi khởi nghiệp đều không bao giờ quan tâm vấn đề này. Có chăng chỉ là “biết” về nó 1 cách sơ xài. VD: bán quần áo thời trang thì chắc khách hàng thích đẹp, thích lạ, thích phong cách… như vậy là đủ rồi đó, là sẽ nhập hàng về, kiếm món nào trend trend để bán… và sau đó là ôm hàng.
(cái này là rất rất rất nhiều người bị luôn nha, nên nếu ai mới bắt đầu làm mà thấy mình trong bài viết này thì ngồi lại ăn miếng bánh uống miếng trà đã…)
– Thấy một món gì hot hot, và nghĩ rằng có nhiều khách thích —> mua
– Thấy người ta đang bán tốt, và nghĩ mình cũng sẽ bán được —> mua
– Thấy cả cộng đồng sốt lên vì nó (ví dụ như khẩu trang vừa rồi) –> mua
– Dư tiền quá không biết làm gì, nhập về bán chơi cho vui —> mua
– Thấy bạn bè nói sản phẩm đó ngon, hùng hạp vào bán chung —> mua
-….
Mua until dead….
Và chắc chắn, bạn sẽ không thể thành công được vì đơn giản, bạn còn chưa hiểu mình làm vậy để làm gì, chỉ vì tiền….

Hãy hiểu bản thân đầu tiên

Đây là vấn để quan trọng mà Minh muốn nhắc đến, vì nếu chỉ khởi nghiệp một cách mông lung, tỉ lệ thất bại là rất cao. Trước khi khởi nghiệp phải xác định các yếu tố:
– Mình có thích công việc này không: công việc này mình làm vì tiền, hay lúc mình khổ cực làm vì nó mình vẫn thấy thích. VD: nếu kêu Minh đi bán hàng Minh cũng làm tốt được đó, nhưng Minh làm vì tiền, còn những lúc Minh viết bài là những lúc Minh rất thích và có thể làm quên mệt mỏi (nhưng vẫn phải có tiền ).
– Công việc này có phù hợp với mình hay không: có những người đánh đổi sự nghiệp bởi một công việc mà họ thích, và mất 10 năm sau họ mới thành công với nó… chắc vậy cũng được hen, nhưng có những việc “thực sự phù hợp với mình” và chỉ mất 2 năm-3 năm mình đã có thể thành công.
– Khởi nghiệp có thể thừa hưởng được tất cả những gì trước kia mà chúng ta đã chuẩn bị không: Cái này nó thiên về “làm việc có chiều sâu”, chắc Minh sẽ có 1 bài nói riêng về nó. Nhưng nói nôm na là, khởi nghiệp phải thừa hưởng được:
+ Các kỹ năng, kiến thức lúc trước của bạn
+ Các nền tảng mà bạn đã gầy dựng (bao gồm cả mối quan hệ)
+ Các lợi thế của riêng bạn.
VD: một người đàn ông làm ngành kế toán, họ có một đam mê mãnh liệt về giày sneaker, suốt ngày họ mua giày, gặp đồng nghiệp cũng nói về giày, gặp bạn bè cũng tư vấn giày giặt sao cho như mới… —> Họ mở một tiệm bán giày sneaker:
– Họ đam mê giày, họ mua giày nhiều, hộ có mối lấy giày, họ có người quen bên mỹ để ship giày về.
– Đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và các mối quan hệ của họ sẽ là khách hàng đầu tiên
– Cộng đồng mà họ hay chia sẽ, giao lưu sẽ là khách hàng tiếp theo
– Tất cả những kiến thức về giày giúp họ làm Inbound marketing.
– Họ làm những công việc mà họ thích —> cày ngày cày đêm vẫn được.
——> Ko chắc chắn họ sẽ thành công nhưng ít ra, tỉ lệ thành công của họ đã cao hơn rất nhiều so với một ông kế toán chẳng biết gì về giày mà đi bán giày. Hãy hiểu bản thân mình có thích nó không, có nhịn đói được vì nó không rồi hãy làm

HIỂU RÕ VỀ SẢN PHẨM LÀ CÁCH BÁN HÀNG NHANH NHẤT

Lấy lại ví dụ bán giày của anh ở trên, khi mình đã có được đam mê, sở thích, nguồn hàng đầy đủ rồi. Vậy thì chúng ta cần chuẩn bị gì tiếp theo ? Đó chính là hiểu thật sâu về sản phẩm. Hiểu thật sâu về sản phẩm ở đây không phải là đi vào quá chi tiết về chất liệu, vải vóc này nọ (nếu biết cái này càng tốt). Mà chúng ta phải có được những kiến thức xoay quanh nhưng cái mà chúng ta bán.
VD: Nếu chúng ta bán giày sneaker thì chúng ta cần biết các kiến thức:
– Các kiểu giày
– Trend giày
– Các loại vải giày
– Các kiểu giặt giày
– Các dụng cụ bổ trợ cho giày (áo mua cho giày, bàn chải cho giày, v.v….)
– Các xu hướng giày ở các nước.
– Các màu sắc giày thông dụng
– Các loại giày cổ, đấu giá v.v…
Hieu Khach Giup Khach Co Khach

ATP Academy

 
Từ khóa : 
hiểu khách hàng
hiểu khách sạn
hiểu khách là gì
hiểu khách
thấu hiểu khách hàng
ai hiểu khách hàng người ấy bán được hàng
tìm hiểu khách hàng
thấu hiểu khách hàng là gì
thấu hiểu khách hàng – bán hàng hiệu quả
ai hiểu khách hàng người ấy bán được hàng pdf
am hiểu khách hàng
am hiểu khách hàng là gì
ai hiểu khách hàng người ấy bán được hàng ebook
ai hiểu khách hàng người ấy bán được hàng review
thấu hiểu khách hàng – bán hàng hiệu quả pdf
đọc hiểu khách có kẻ
xe khách hiểu duyên
tìm hiểu về khách du lịch
tìm hiểu khách hàng kiểm toán
tìm hiểu khách hàng tiềm năng
thấu hiểu khách hàng tiếng anh là gì
thấu hiểu khách hàng tiếng anh
tìm hiểu insight khách hàng
hiểu tâm lý khách hàng
tìm hiểu khách hàng là gì
lưu hiểu khánh
tìm hiểu khách sạn mường thanh
thấu hiểu khách hàng mục tiêu
hiểu biết về ngành khách sạn
tìm hiểu khách sạn pullman
hiểu rõ khách hàng
tìm hiểu về khách sạn new world
tìm hiểu về khách sạn intercontinental landmark 72
tìm hiểu về khách sạn park hyatt
tìm hiểu về khách sạn metropole hà nội
tìm hiểu về khách sạn intercontinental
tìm hiểu về khách sạn marriott
tìm hiểu về khách sạn mường thanh
hiểu về khách hàng
tìm hiểu về khách sạn sofitel plaza
tìm hiểu về khách sạn
hiểu ý khách hàng

Đánh giá bài viết post
Exit mobile version