Agency là gì ? Sự khác nhau giữa Agency và Client

Agency là gì ? Sự khác nhau giữa Agency và Client

Khi nhắc đến khái niệm Agency trong hoạt động Marketing, nhiều doanh nghiệp còn xa lạ và tỏ vẻ e ngại. Một phần vì các doanh nghiệp (phần lớn là những công ty có quy mô vừa và nhỏ) thường tập trung vào hoạt động bán hàng và coi marketing vẫn là công việc thứ yếu, mang tính bổ trợ mà thôi.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của nền công nghiệp 4.0 thì lĩnh vực Marketing ngày càng được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư. Chắc hẳn những người làm Marketing đã nghe rất nhiều về công ty Agency. Vậy thực ra công ty Agency là gì? Nó làm những công việc gì?

 

Agency là gì? Bạn phù hợp với vị trí nào trong công ty Agency?

Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để có thể tự tổ chức và quản lý hết tất cả các hoạt động Marketing của mình. Thế nên, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến các công ty Agency để thuê họ làm Marketing quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp mình. Vậy thực chất Agency là gì? Công ty Agency có các vị trí làm việc nào? Hãy đọc bài viết mà Adsplus.vn chia sẻ dưới đây để hiểu nhé!

1. Agency là gì?

Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ marketing cho các client hay còn gọi là công ty đối tác một cách chuyên nghiệp.

Trong 4P của marketing bao gồm Product, Price, Place và Promotion thì các công ty sản xuất – client thường sẽ tập trung vào 3P đầu là sản phẩm, giá cả, phân phối còn chữ P cuối – Promotion sẽ thuê các công ty agency. Agency và Client là hai lối đi riêng mà một marketer sẽ phải chọn khi dấn thân vào marketing. Cuộc sống Agency và cuộc sống ở Client là hai mảng màu khác nhau hoàn toàn, phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người kia.

Nhiệm vụ của agency giống như một phòng marketing bên ngoài của công ty đối tác bởi sẽ thực hiện toàn bộ các chức năng giống như một phòng marketing tùy theo đặc điểm của hợp đồng.

Các loại hình marketing agency là gì: Production – sản phẩm, Creative Agency – sáng tạo, Market Research Agency – nghiên cứu, Event Agency – sự kiện, Direct Agency – marketing trực tiếp, Media Agency – sản xuất TVC, hình ảnh, Brand Agency – xây dựng thương hiệu, Digital Agency, PR Agency,…

Agency là gì?

Agency trong ngành Marketing được biết tới là những doanh nghiệp chuyên tư vấn, cung cấp các giải pháp, dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác, nhằm giúp họ xây dựng và phát triển thương hiệu, cũng như các hoạt động quảng bá truyền thông cho sản phẩm / dịch vụ mà các doanh nghiệp khách hàng đang cung cấp.

Agency cũng là tập hợp những chuyên viên marketing, được đào tạo bài bản, hứa hẹn đem đến hiệu quả tiếp thị lớn nhất cho khách hàng.

Agency là gì ? Sự khác nhau giữa Agency và Client

Theo các quy trình thông thường, Agency thường tư vấn và cung cấp đa dạng các giải pháp marketing chuyên nghiệp cho các đơn vị chưa có nhân sự, hoặc chưa có nhiều kiến thức để triển khai. Bài viết dưới đây sẽ đem đến bạn những cái nhìn tổng quan nhất về agency, và những hoạt động của laoị hình doanh nghiệp này.

2. Sự khác nhau giữa Client và Agency.

 

Agency là gì? Bạn phù hợp với vị trí nào trong công ty Agency?

Agency: Là công ty thực hiện vế đầu của marketing đó là tìm hiểu – tạo – phát hiện nhu cầu của người tiêu dùng. Hiểu hành vi của họ, yêu ghét của họ đối với sản phẩm đang thực hiện với Client. Từ đó tìm cách kích thích người tiêu dùng tìm hiểu sâu về sản phẩm dẫn đến hành động mua hàng. Dĩ nhiên điều bạn cần nói với khách hàng là tất cả những gì họ có được khi trải nghiệm sản phẩm của bạn.

In-house team và agency quảng cáo: Lựa chọn nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?

Client: Là công ty công ty kinh doanh. Họ có sản phẩm, công việc chính của họ là bán hàng, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều và nhiều hơn nữa. Đối tượng chính của họ là khách hàng. Mục tiêu của họ là lợi nhuận trong kinh doanh. Client là công ty làm vế thứ hai của marketing – đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng.

3. Các vị trí công việc trong công ty Agency

 

  • Copywriter

Copywriter là người đóng góp ý tưởng, ngôn từ và viết nội dung quảng cáo như: những câu tiêu đề, slogan, tagline, catalogue… Họ được coi như là những người gọt chữ, chọn lọc ra những từ ngữ nhằm miêu tả sản phẩm, dịch vụ một cách hấp dẫn nhất để thu hút người xem.

  • Designer

Designer là người thiết kế ra những sản phẩm cuối cùng để in ra, xuất bản. Họ là người truyền tải nội dung của Copywriter thành dạng hình ảnh, cách sắp xếp bố cục sao cho bắt mắt và thể hiện được thông điệp một cách ấn tượng nhất, đặc sắc nhất.

  • Photographer

Photographer là người đi chụp các bức ảnh để các designer sử dụng trong việc minh họa hình ảnh trong các bài quảng cáo.

  • Film Director

Film Director là đạo diễn – người trực tiếp chỉ đạo quay TVC quảng cáo cho khách hàng.

  • Media Planners

Media Planners là người lập ra kế hoạch truyền thông, hỗ trợ cho khách hàng đạt được mục tiêu quảng cáo của họ

Vai trò chính: phân tích khách hàng mục tiêu, tìm hiểu về các xu hướng thị trường và hiểu biết động lực của người tiêu dùng…

  • Media Buyers/ Booking

Media Buyers/ Booking là người thực hiện truyền thông, liên hệ với các kênh báo, đài, truyền hình, thương lượng với các chủ sở hữu

Nhiệm vụ chính: là đàm phán về giá cả và vị trí để đảm bảo đạt giá trị tốt nhất

  • Account Excutive (Junior)

Họ là người trung gian kết nối giữa Agency với những khách hàng của họ (Client). Công việc chính của họ là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, sắp xếp các cuộc hẹn giữa Agency và Client, tính giá cho các dự án khi hợp tác cùng với Client, kiểm tra thành phẩm trước khi giao hàng cho Client…

  • Account Manager

Account Manager là người cùng với Copywriter và Art Director đi gặp khách hàng, nhận bản yêu cầu từ khách hàng và gửi lại bản yêu cầu đó cho các thành viên khác.

Chức năng của một Agency trong ngành Marketing

Agency có thể cung cấp nhiều giải pháp marketing hữu ích nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu. Các dịch vụ mà agency cung cấp có thể trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ thiết kế web, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, web videos, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, giải pháp tư vấn, phát triển thương hiệu, PR, quản trị chiến dịch marketing, email marketing, TVC và nhiều hơn nữa.

Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt trọn gói full dịch vụ, để các agency có thể lo từ A đến Z mọi hoạt động trong một chiến dịch marketing lớn.

Hiện nay, vẫn khá nhiều doanh nghiệp thường cảm thấy nghi ngại trong việc yêu cầu các dịch vụ từ Agency. Tuy nhiên, hầu hết các Agency lớn đều đã và đang xây dựng một mối quan hệ rất rộng trong ngành. Họ có thể dễ dàng liên hệ với những tờ báo lớn, những đài truyền hình nổi tiếng, có những phương pháp truyền thông hiệu quả để tối đa hóa hiệu quả marketing cho chiến dịch của doanh nghiệp bạn.

>>> Insight là gì? Xác định Insight khách hàng

Phân loại các mô hình Agency:

Các Agency thường chọn cho mình một ngành ngách, cung cấp dịch vụ chuyên biệt, trong một lĩnh vực nhất định. Có thể kể tới như:

1. Advertising Agency

Các Agency cung cấp dịch vụ quảng cáo chính là nơi quy tụ những con người sáng tạo nhất. Họ cung cấp tổng thể một kế hoạch chi tiết liên quan tới các giải pháp quảng cáo, thiết lập và phát triển nó trở thành một chiến dịch thành công.

Kênh truyền thông Agency sử dụng để lan truyền chiến dịch trải dài từ báo in, tạp chí, radio cho tới truyền hình và mạng xã hội. Về cơ bản, mục tiêu của các advertising agency là lan truyền chiến dịch quảng cáo của bạn tới đối tượng khách hàng rộng lớn nhất có thể.

2. Brand Agency

Xây dựng thương hiệu luôn là giai đoạn đầu tiên cần phải thực hiện trong mỗi doanh nghiệp. Khi một nhà kinh doanh xây dựng đế chế của mình, họ cần có một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, đẹp mắt và có ý nghĩa. Brand agency chính là nơi mà nhà kinh doanh kia cần ghé thăm để đạt được mục đích của mình.

Công việc của brand agency bắt đầu từ việc khảo sát khách hàng mục tiêu để nhận diện nhu cầu và mong muốn của họ. Sau đó, họ lên kế hoạch cụ thể về tên doanh nghiệp, logo, và bộ nhận diện thương hiệu; và tiến hành thiết kế và triển khai công việc cụ thể. Rất nhiều những logo sáng tạo được ra đời từ các brand agency, như FedEx hay Google.

3. Graphic design agency

Các Agency chuyên thiết kế đồ họa, đúng với tên gọi của họ, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa thông điệp cụ thể của các doanh nghiệp khách hàng, trở thành những content sinh động và trực quan hơn.

Tất nhiên, chức năng của graphic design không chỉ bó hẹp ở việc thiết kế logo, họ còn tham gia thiết kế ấn phẩm quảng cáo và thiết kế bao bì cho các khách hàng doanh nghiệp.

4. Digital marketing

Digital marketing Agency sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp tiếp cận và truyền thông tới đối tượng khách hàng sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm,… Các doanh nghiệp này có thể xây dựng và thiết kế web, nhằm thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp khách hàng.

Ngoài việc thiết kế web, các agency digital marketing còn cung cấp các giải pháp nhằm tối ưu hóa SEO, SEM và email marketing cho các doanh nghiệp.

>>> SEM là gì? Tại sao cần làm SEM trong kỷ nguyên Digital

5. Market Research agency

Các Agency này chuyên thực hiện các nghiên cứu và khảo sát thị trường, nhằm thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Các bản khảo sát có thể được xây dựng dưới dạng bảng hỏi (nhiều câu hỏi) với số lượng mẫu lớn, hỏi khách hàng trực tiếp (dạng interview), khảo sát dạng poll (trả lời câu hỏi có/không với số lượng mẫu lớn).

6. Media agency

Media agency thường hoạt động phối hợp với những agency marketing khác, cụ thể ở đây là advertising agency, để lựa chọn vị trí đặt quảng cáo phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp khách hàng, giúp họ đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất.

Ví dụ, media agency sẽ liên hệ với đối tác để tìm kiếm vị trí đặt quảng cáo trên báo in, tạp chí,… Việc tìm kiếm vị trí này phụ thuộc thói quen của đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp khách hàng.

7. Print agency

Bạn đã từng nghe nói đến hoạt động in logo thương hiệu trên áo phông, in các ấn phẩm thiết kế truyền thông cũng như trên các vật dụng phụ kiện, quà tặng doanh nghiệp khác?

Đó chính là công việc mà print agency thường xuyên thực hiện hàng ngày. Print agency phải cân đối ba khía cạnh khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp: ngân sách, chất lượng sản phẩm sau khi in ấn, và đảm bảo deadline.

8. Public Relations (PR)

PR, hay quan hệ công chúng là hoạt động nhằm duy trì hình ảnh thương hiệu trong mắt của công chúng. Đồng thời, các PR agency thực hiện các hoạt động truyền đạt các thông tin từ doanh nghiệp, giải quyết các khủng hoảng truyền thông, và tiếp nhận, xử lý, quản lý những feedback của công chúng về thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng.

9. Social media

Mục tiêu của social media agency là tối đa hóa việc doanh nghiệp khách hàng có thể tiếp cận với đối tượng người dùng trẻ tuổi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, Instagram và nhiều hơn nữa.

10. Web designing agency

Agency thiết kế web có trách nhiệm xây dựng và phát triển trang web do doanh nghiệp khách hàng làm chủ, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn, thân thiện hơn với người dùng, hỗ trợ đa nền tảng, và cân nhắc các khía cạnh khác như thời gian truy cập, tính hiệu quả,…

Agency này thường hợp tác và liên kết với các agency marketing khác như digital marketing agency, hoặc social media agency.

Việc lựa chọn agency marketing phù hợp đối với các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách và chiến lược marketing của họ. Sự tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra “đúng bệnh” và có giải pháp sửa chữa hợp lý.

Lợi ích sử dụng dịch vụ của agency là gì?

Dưới đây là một số các lợi ích chính để lý giải cho việc tại sao bạn nên chọn hợp tác cùng các agency:

1. Agency không chỉ cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp

Đúng vậy, các marketing agency còn làm được nhiều điều hơn thế. Những kỹ năng chuyên nghiệp của họ có thể khiến tối ưu hóa chiến dịch marketing của doanh nghiệp, chuyển hóa chúng thành doanh thu thực sự.

 

Họ có đủ nguồn lực, mối quan hệ và kiến thức chuyên sâu về thị trường (vốn luôn dịch chuyển và thay đổi) để tiết kiệm thời gian, chi phí, và tiếp cận tới đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp bạn hằng mong muốn.

2. Lợi nhuận chính là mục tiêu cốt lõi

Mục tiêu của bất cứ marketer nào khi triển khai các hoạt động marketing chính là tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, đó cũng chính là mục tiêu mà các agency nhắm đến khi triển khai và áp dụng các gói dịch vụ đến doanh nghiệp khách hàng.

Họ sẵn sàng sử dụng những mối quan hệ lâu năm và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của mình để tiết kiệm từng chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp của bạn.

3. Tiếp cận những công nghệ tân tiến nhất để phân tích số liệu thị trường

Bộ phận marketing trong các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn về mặt công nghệ để thu thập và phân tích số liệu thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp, dù có đủ chi phí và nguồn lực, họ cũng gặp nhiều thử thách trong việc lựa chọn những công cụ và phương thức tiếp cận số liệu đúng đắn.

Giờ đây, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề thông qua các agency chuyên về mảng này.

4. Giảm gánh nặng cho đội ngũ nhân lực marketing in-house

Do yêu cầu về chi phí, các doanh nghiệp có thể yêu cầu nguồn nhân lực phòng marketing đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Việc sử dụng nguồn lực chuyên nghiệp từ bên ngoài sẽ làm giảm gánh nặng cho đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, chi phí và thời gian các doanh nghiệp bỏ ra khi thuê nguồn nhân lực bên ngoài có lúc còn ít hơn so với việc giao phó những công việc ấy cho đội ngũ nhân viên nội bộ.

5. Tiết kiệm thời gian và chi phí

Điều này đã được nhắc đến rất nhiều lần trong những lợi ích phía trên: Việc thuê những nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, đã xây dựng mạng lưới các mối quan hệ bền chặt có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản ngân sách và thời gian lớn, hơn nhiều so với việc tận dụng nguồn nhân lực marketing có sẵn.

6. Tận dụng những xu hướng marketing mới nhất

Học tập là một quá trình liên tục. Chỉ khi thường xuyên làm việc và tiếp xúc với những xu thế mới nhất mới giúp con người chúng ta cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất, những trào lưu và xu hướng nổi bật nhất trên thế giới.

Điều này đúng trong trường hợp của các Agency marketing, người thường xuyên tiếp xúc với các chiến dịch truyền thông mới, liên tục cập nhật những công nghệ tiên tiến trong quá trình làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version